Nguyên tắc đầu tiên các startup cần phải ghi nhớ chính là học cách chấp nhận thất bại. Tại sao vậy?
Các startup đều rất nhiệt huyết với ý tưởng kinh doanh của mình và tràn đầy tự tin. Tuy nhiên, những người mới khởi nghiệp với kiến thức và kinh nghiệm còn ít nên rất dễ thất bại. Những thất bại như công ty kinh doanh thua lỗ, thậm chí dẫn đến nợ nần chồng chất tưởng chừng không trả nổi là chuyện không hiếm trong giới khởi nghiệp. Hãy tập xem đó là một việc bình thường khi đã chấp nhận bước vào đường đua khởi nghiệp vô cùng khốc liệt.
Hơn nữa, startup cần lên dây cót tinh thần, thất bại không chỉ đến một lần. Trước khi khởi nghiệp thành công, bạn sẽ vấp ngã không ít. Thậm chí, ngay cả khi công việc kinh doanh đang rực rỡ, thất bại cũng có thể đến bất chợt.
Không ít bạn trẻ giai đoạn đầu khởi nghiệp đã rơi vào tình trạng suy sụp, mất ý chí và niềm tin vào bản thân. Những khủng hoảng tâm lý là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khởi nghiệp không phải mảnh đất dành cho những người yếu đuối. Bạn có thể ghét thất bại nhưng hãy cho phép bản thân được thất bại một vài lần vì “thất bại là mẹ thành công”.
Chấp nhận thất bại chính là phong thái của những nhà khởi nghiệp.
Sau từng thất bại, startup dễ dàng đánh giá được hướng đi hiện tại và tìm những hướng đi tốt hơn cho tương lai. Thực chất, startup sẽ nhận ra được niềm vui trong thất bại khi các bạn hiểu được tường tận vấn đề đang gặp phải.
Cần xây dựng cả văn hóa chấp nhận mọi thất bại, mọi rủi ro trong giới khởi nghiệp vì đó là quy luật tất yêú cho việc đánh đổi, tìm đến sự thành công. Trong văn hóa chấp nhận thất bại ấy, dũng cảm và mạo hiểm cần được xây dựng trở thành tính cách then chốt.
Khởi nghiệp hiện nay không chỉ là cá nhân khởi nghiệp, gia đình khởi nghiệp mà đã nâng lên trở thành cộng đồng khởi nghiệp, quốc gia khởi nghiệp. Phong trào khởi nghiệp ở nước ta đang rất mạnh mẽ. Mỗi startup cần trở thành một chiến binh mạnh mẽ, bản lĩnh. Như vậy, quốc gia mới có thể khởi nghiệp một cách vững mạnh.
Theo readacity.com